Cờ tướng được xem là môn thể thao trí tuệ được rất nhiều người ưu chuộng tại nước ta cũng như hầu hết các nước phương Đông. Nhất là đối với người già thì môn cờ này trở thành thú vui thú tiêu khiển phổ biến. Cho nên ngày có nhiều người muốn làm quen với môn cờ này. Chính vì thế mà cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu đơn giản, dễ hiểu nhất được quan tâm rất nhiều hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiều về vấn đề này thì xin đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Thethao.io nhé
Nội Dung
Cờ tướng là gì?
Cờ tướng được biết đến là một trò chơi trí tuệ giữa hai người có tên tiếng Anh là Chinese Chess hay đôi khi bạn cũng có thể bắt gặp với cái tên là Xiangqi. Người chơi dựa vào các thế cờ, đường đi của các quân cờ để nhằm tấn công để tiêu diệt được quân Tướng của đối phương từ đó giành chiến thắng. Trò chơi này như kiểu mô phỏng cuộc chiến giữa 2 quốc gia với nhau, nếu bên nào bị mất Tướng là thua cuộc.
Tuy có đặc điểm giống với môn cờ vua được phổ biến rộng khắp thế giới, thì cờ tướng lại có một số điểm khác biệt đáng chú ý đó là các quân cờ được đặt ở giao điểm các đường kẻ thay vì đặt vào ô như cờ vua. Nếu cờ vua thì các quân cờ được đi khắp bàn cờ, thì đối với cờ tướng thì có thêm các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn một số quân cờ trong phạm vi như Tướng, Sĩ và Tượng.
Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?
Có nhiều tài liệu cho rằng cờ tướng có từ khoảng thế kỷ thứ 7 và được bắt nguồn từ Saturanga ( một loại cờ cổ của Ấn Độ có từ thế kỷ thứ 5 thứ 6). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây trở thành cờ Vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng.
Phía Đông của Ấn Độ là nước Trung Quốc Địa lục rộng lớn và họ đã tiếp tục phát triển môn cờ này lớn mạnh và phổ biến ở đất nước tỷ dân như hiện nay. Ngoài ra, một số quốc gia lân cận cũng chơi cờ tướng rất nhiều như Việt Nam, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Singafore, Maylaysia,…
Cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu?
Để có thể chơi được môn cờ tướng thì trước hết bạn cần nắm được một số khái niệm và các thuật ngữ dùng trong môn cờ này:
Bàn cờ tướng
Bàn cờ tướng là một dụng cụ bắt buộc cần phải có để chơi cờ. Có thể bàn cờ được làm bằng gỗ, bằng đá hay được khắc, kẻ lên trên các mặt bàn, mặt đá để chơi. Bàn cờ tướng được xác định là hình chữ nhật được tạo thành từ 9 đường kẻ dọc và 10 đường ngang cắt nhau, vuông góc tại 90 điểm hợp thành bàn cờ.
Bàn cờ tướng được chia thành 2 bên tách biệt nhau, được ngăn cách bởi “con sông” nằm ngang ở giữa. Theo ý nghĩa lịch sử Trung Hoa thì người ta liên tưởng đến hai nước Hán và Sở, cho nên giữa dòng sông người ta thường hay viết câu chữ Hán dịch ra là “ Sở hà Hán giới” để diễn tả biên giới chiến sự giữa hai nước Hán và Sở.
Mỗi bên bàn cờ có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mối bên, và trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo. Bàn cờ gồm có 32 quân cờ và mỗi bên gồm 16 quân. Quân cờ thường có 2 màu đó là màu đen và đỏ để dễ phân biệt trong khi chơi.
Các quân cờ tướng
Quân Tướng
Đây là quân cờ quan trọng bật nhất trong môn cờ tướng, đối phương luôn tìm cách triệt hạ quân cờ này để giành thắng lợi chung cuộc. Do có nguồn gốc lâu đời từ Trung Hoa cho nên in đậm dấu ấn lịch sử của đất nước mà Tướng hay Soái được xem chỉ huy quan trọng bật nhất của đất nước.
Còn Vua được xem là “Thiên Tử”, vua ít khi ra trận mạc, nên thời phong kiến mà ai phạm tội với vua, bất kính với vua đều tính vào tội “Khi quân phạm thượng” và bị xử tử. Vì thế, mà nếu đặt vua vào bàn cờ mà bất kể quân nào đều có thể giết được vua thì không đúng với thuần phong của Trung Quốc. Cho nên trong cờ tướng thì quân Tướng được xem là quan trọng nhất.
Nói như thế, để các bạn có thể hình dung và so sánh được tại sao cờ Vua thì quân Vua quan trọng nhất, còn trong cờ tướng thì quân Tướng. Quân tướng chỉ được di chuyển 1 ô theo chiều ngang hay dọc của ô 3 x3 có đánh dấu X (được gọi là cung) trên bàn cờ mà thôi.
Quân Sĩ
Sĩ được xem là hình tượng của một vị quân sư tài bac ho Tướng, vị trí đứng của quân Sĩ là 2 bên quân tướng và chỉ được di chuyển theo đường chéo 1 ô trong cung để bảo vệ tướng. Hai quân Sĩ giống như hai cách tay hỗ trợ đắc lực cho tướng trong trận đánh.
Quân Tượng ( Tịnh hay Bồ)
Quân tượng hay còn được gọi là Tịnh hay Bồ xuất hiện ở cả cờ vua và cờ tướng. Cách di chuyển của quân cờ này theo đường chéo 2 ô cho mỗi bước đi. Vị trí đứng trước khai cuộc là kế bên quân Sĩ ở phía ngoài.
Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, có nghĩa là không được sang sông như Tốt. Nước đi của quân tượng không được hợp lệ nếu có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi ( có nghĩa là đường chéo 2 ô phải thông suốt).
Quân Xe
Quân xe được xem là quân cờ có uy lực mạnh nhất trong cờ Tướng, xe có thể đi ngang dọc tung hoành khắp bàn cờ và xe có thể tùy ý di chuyển bao nhiêu ô cũng được nếu không có quân cờ nào cản trên đường đi.
Nên trong cờ tướng thì quân xe luôn bị đối phương dòm ngó và tìm cách triệt hạ nhất để có thể dễ dàng tấn công quân Tướng. Nên mặc dù có uy lực là thế nhưng hiểm nguy của quân cờ này luôn chịu nhiều.
Quân Pháo
Pháo là quân cờ có sau khi cờ tướng xuất hiện, chỉ đến thời kỳ nhà Đường khi pháo được sử dụng trong các cuộc chiến tranh thì quân Pháo mới được đưa vào bàn cờ tướng. Mỗi bên có 2 quân Pháo và có nước đi rất tự do, đi ngang hay dọc như quân xe nếu không có quân khác cản đường.
Điều đặc biệt trong cách quân pháo là muốn ăn được quân cờ đối phương thì phải có một quân cờ cản đường mới ăn được. Quân cờ cản đường có thể là quân cờ của mình hoặc quân cờ của đối thủ đều được. Chính Pháo đã giúp cho cờ tướng trở nên thú vị và nâng lên tầm cao mới.
Quân Mã
Nếu trong chiến tranh thời xưa thì mã được gọi là lính kị binh, là hình tượng một người cầm giáo cưỡi ngựa trông rất oai phong lẫm liệt. Chính vì thế mà quân Mã trong cờ tướng được đánh giá là quân cờ có sức tấn công rất tốt, có khả năng duy chuyển linh hoạt để lên công về thủ nhịp nhàng.
Nước đi của quân Mã hơi khó hơn so với quân cờ khác. Mã đi ngang 2 ô và dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi. Và mã sẽ bị cản đường nếu có quân nằm ngay bên cạnh mã ( ngang 2 ô hay dọc 2 ô).
Quân Tốt
Đây là quân cờ có số lượng đông nhất trong bàn cờ tướng, tốt được xem là lính là đội ngũ đứng hàng tiên phong để bảo vệ tướng. Quân Tốt chỉ đi mỗi ô một bước và chỉ được đi thẳng khi ở phần sân nhà. Nhưng tốt qua sông thì có thể đi ngang hay dọc tùy ý nhưng chỉ trong phạm vi 1 ô. Nhưng đặc biệt là tốt không thể đi lùi được, chỉ có duy nhất là tiến tới hay dọc ngang nếu qua sông.
Cách sắp cờ trên bàn cờ tướng
Để chơi được cờ tướng thì ngoài việc bạn biết được tên cũng như các di chuyển, cách ăn của các quân cờ thì việc sắp xếp bàn cờ tướng cũng cực kỳ quan trọng. Sau đây là hướng dẫn đơn giản, cụ thê mà chúng tôi đưa ra.
Hàng đầu tiên: Đây là hàng dưới cùng của bàn cờ, hàng này bạn xếp các quân gồm 2 xe, 2 mã, 2 tượng, 2 sĩ và một tướng. Xếp trên các giao điểm của các ô vuông từ 1 đến 9 như sau: Xe => Mã => Tượng => Sĩ =>Tướng =>Sĩ => Tượng => Mã => Xe.
Hàng thứ hai: Bạn bỏ cách
Hàng thứ 3: Xếp 2 quân Pháo ở vị trí thứ 2 và thứ 8
Hàng thứ 4: Xếp 5 quân tốt tại các vị trí 1, 3, 5, 7, 9.
Hàng thứ 5: Bỏ cách
Các giai đoạn trong một ván cờ tướng?
Người ta thường chia một ván đấu cờ tướng ra thành 3 giai đoạn để dễ dàng đánh giá và thi đấu tốt hơn. Đó là giai đoạn khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.
Khai cuộc
Đây là giai đoạn được xem là quan trọng nhất trong việc chơi cờ tướng, ưu thế để giành chiến thắng chung cuộc luôn nằm ở sự khởi đầu này. Nếu bạn khai cuộc tốt thì bạn sẽ chiêm được thế thượng phong và có cơ hội thắng lớn hơn.
Thường thì giai đoạn này được tính bởi 5 – 12 nước đi đầu tiên. Có rất nhiều dạng khai cuộc trong cờ tướng. Nhưng nhìn chung thì có hai cách phổ biến nhất hiện nay đó là khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.
Khai cuộc Pháo đầu có một số dạng như: Thuận Pháo, Nghịch Pháo, Bình Phong mã, đơn đề mã, Tam bộ hổ, Điệp pháo, Uyên ương Pháo, Quy bối Pháo, Thiên Phong Pháo
Khai cuộc không Pháo đầu gồm một số kiểu như: Tiên nhân chỉ lộ, Khởi mã cuộc, Phi tượng cuộc, Quá cung Pháo, Sĩ giác Pháo, Khởi Sĩ cuộc, Thiệt hoạt xa.
Trung cuộc
Đây là giai đoạn giữa trong thi đấu cờ tướng, nên có một số quân cờ đã bị đối phương ăn, điều đó sẽ làm sai đi cách tính toán của mình. Cho nên, giai đoạn này thì người chơi thường “tùy cơ ứng biến” vận dụng một số chiến thuật như:
Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân đối phương.
Nội kích: có nghĩa là đánh từ phía trong đánh ra.
Tả hữu giáp công: Đánh 2 cánh 1 lúc.
Điệu hổ ly sơn: làm cho quân hay tướng rời vị trí của nó, để mình dễ dành thực hiện kế sách tấn công hướng khác.
Dẫn dụ: Đây là đòn đánh thu hút đối phương đến vị trí dễ bị công kích hay dễ vây hãm sau đó bịt chắn lối đi va đường rút của đối phương.
Tạo đường cản: Dùng chiến thuật thí quân để gây ách tắc đường tiến công của đối phương.
Hợp sức: Dùng đồng loạt các quân trợ sức cho nhau trong mũi tấn công, cùng chiếu tướng.
Vu hồi: Chiến thuật đánh vòng đối thủ từ phía sau.
Giam quân: Có thể dùng cách thí cờ để giam quân cờ mạnh của đối phương, từ đó có thể dùng cá quân khác để giải thế cờ bí cho mình.
Tàn cuộc
Giai đoạn này thì tổng số quân cờ trên bàn cờ của hai bên còn rất ít. Đăc biệt là các quân cờ tấn công như Xe, Pháo, Mã, Tốt của đôi bên đều bị thiệt hại. Cho nên, tùy theo tình hình thực tế mà người chơi có thể vận dụng lối đánh, phòng thủ khôn khéo để có thể giành được chiến thắng chung cuộc.
Một số thuật ngữ quy định trong cờ tướng
Ăn quân :Ăn quân là mục tiêu cần đạt được để nhằm giảm đi sức mạnh của đối phương, từ đó mới có thể dễ dàng chiếu Tướng được. Khi quân di chuyển đến vị trí giữ bởi quân đối phương thì quân đối phương sẽ bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
Chống tướng :Chống tướng là quy định bắt buộc đối với hai tướng của 2 bên không được nằm trên cùng 1 cột dọc mà không có quân nào cản ở giữa.
Chiếu bí: Nếu một bên chiếu tướng và bên kia không có khả năng chống đở thì bên chiếu giành phần thắng.
Hết nươc đi:Nếu tới lượt đi nhưng bên nào không có nước hợp lệ để đi thì bên đó sẽ bị thua.
Cờ hòa: Nếu sau 120 nước đi của 2 bên mà không có quân nào bị ăn thì sẽ hòa nhau.
Cấm chiếu tướng liên tục 10 lần: Nếu một bên nào đó mà chiếu tướng liên tục đối phương nhưng không thể bắt tướng được. Thì sẽ phải dừng lại ở 9 lần chiếu, vì chiếu đến lần thứ 10 sẽ phạm luật.
Hy vọng, với những chia sẽ của Thethao.io về cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu, sẽ giúp cho nhiều người dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và tập chơi bộ môn cờ này. Chúc các bạn trở thành những kỳ thủ cờ tướng hay trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi. Hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo nhé!
Mời xem thêm: