Cùng xem lại kết quả, tỉ số, diễn biến chính và vị trí xếp hạng tạm thời của 10 trận đấu đầu tiên thuộc khuôn khổ vòng bảng AFC Asian Cup 2023.
Kể từ ngày khai mạc (12/1/2024) cho tới nay (16/1/2024), 10 trận đấu của vòng bảng AFC Asian Cup 2023 đã diễn ra với rất nhiều những bất ngờ, hấp dẫn.
Tính đến nay, đã có đến 32 bàn thắng được ghi chỉ trong 10 trận đấu, với chỉ 2 trong số đó kết thúc với tỉ số hòa không bàn thắng. Có thể nói, những cơn mưa bàn thắng, những pha ăn mừng cảm xúc chính là điểm nhấn của 10 trận đấu đã qua.
Nội Dung
Diễn Biến Chính Của Các Trận Đấu
Dưới đây là diễn biến chính và kết quả chung cuộc của 10 trận đấu đã diễn ra, trong khuôn khổ vòng bảng giải đấu AFC Asian Cup 2023:
Bảng A: Qatar 3-0 Li Băng (12/1/2024)
Trận đấu đầu tiên của AFC Asian Cup 2023 chính là cuộc so tài giữa nước chủ nhà Qatar và đội tuyển đến từ Trung Đông, Li Băng.
Với vị thế nước chủ nhà và lực lượng vượt trội, Qatar nhanh chóng giành quyền kiểm soát sau tiếng còi khai cuộc, họ liên tục gây áp lực lên khung thành của thủ môn Mostafa Matar và có cho mình 3 bàn thắng, với một cú đúp của Akram Afif và bàn còn lại của Almoez Ali.
Thắng trận, Qatar giành trọn vẹn 3 điểm và tạm thời vươn lên đứng nhất bảng A, trong khi Li Băng tạm thời xếp cuối với hiệu số -3.
Bảng A: Trung Quốc 0-0 Tajikistan (13/1/2024)
Trung Quốc và Tajikistan là một trận đấu với nhiều cơ hội được tạo ra, nhưng lại không có một bàn thắng nào.
Hiệp 1, Tajikistan đã chơi rất tự tin và có 1 cú dứt điểm, nhưng bóng lại đi chệch cột dọc rất đáng tiếc. Sang hiệp 2, Trung Quốc giành lại được thế trận và tổ chức được nhiều đường bóng nguy hiểm. Tuy tạo nhiều cơ hội được nhưng Trung Quốc vẫn thiếu duyên ghi bàn. Mãi đến phút thứ 82, Trung quốc có 1 pha đánh đầu tuyệt đẹp nhưng VAR đã từ chối bàn thắng của họ.
Trận đấu kết thúc với kết quả hòa, buộc 2 đội tuyển phải cố gắng rất nhiều ở 2 vòng đấu còn lại nếu muốn giành vé đi tiếp.
Bảng B: Úc 2-0 Ấn Độ (13/1/2024)
Úc và Ấn Độ gặp nhau trong một trận đấu mang tính lịch sử tại AFC Asian Cup, khi lần đầu tiên trận đấu được “cầm cân nảy mực” bởi một trọng tài nữ.
Tương tự như trận ra quân của Qatar gặp Li Băng, đội tuyển Úc với lực lượng vượt trội hơn dễ dàng kiểm soát thể trận, buộc Ấn Độ phải lùi sâu và áp dụng thế trận phòng ngự phản công. Tuy nhiên những pha bỏ lỡ của các chân sút bên phía đội tuyển Úc đã khiến hiệp 1 kết thúc với tỉ số hòa không bàn thắng.
Sang hiệp, 2 các tiền đạo bên phía đội tuyển “xứ sở Chuột túi” đã cụ thể hóa các pha tấn công của mình bằng 2 pha lập công thuộc về Irvine và Jordan Bos. Ấn Độ dù rất cố gắng nhưng vẫn không thể làm gì để chống trả.
Với chiến thắng 2-0 và giành trọng vẹn 3 điểm, thầy trò huấn luyện viên Graham Arnold tạm thời vươn lên vị trí số 1 bảng B, trong khi Ấn Độ cần phải làm tốt hơn trong trận gặp Uzbekistan để nuôi hy vọng cải thiện thứ hạng của mình.
Bảng B: Uzbekistan 0-0 Syria (14/1/2024)
Trận đấu khá ảm đạm trong khuôn khổ bảng B gọi tên Uzbekistan và Syria với hàng loạt cú sút nhưng không trúng đích.
Cả 2 đội bóng liên tục hỏi thăm khung thành của nhau, nhưng vẫn chưa có bàn thắng nào được ghi. Phút thứ 76, Syria đã có một tình huống treo bóng nguy hiểm và đã làm rung lưới của Uzbekistan, nhưng trớ trêu thay, cầu thủ mang áo 21 của Syria đã ở trong tư thế việt vị.
Trận đấu kết thúc với tỉ số 0-0, mỗi đội mang về 1 điểm và lần lượt xếp thứ 2 và 3 trên bảng xếp hạng.
Bảng C: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất 3-1 Hồng Kông (14/1/2024)
Đã không có bất kì bất ngờ nào ở trận mở màn bảng C giữa đội tuyển các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) và Hồng Kông, khi đội bóng mạnh hơn đã dễ dàng áp đảo và có được thắng lợi.
Với mong muốn tìm kiếm bàn thắng sớm ngay trong hiệp 1, các cầu thủ UAE liên tiếp tràn lên ngay sau tiếng coi khai cuộc và nã pháo về phía đối thủ. Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn trước một hàng thủ được tổ chức chặt chẽ và kỉ luật bên phía Hồng Kông.
Nhờ vào bàn thắng trên chấm 11m nhờ công của Sultan Adill Alamiri, UAE kết thúc hiệp 1 với lợi thế dẫn bàn. Tuy nhiên họ bị dội một gáo nước lạnh ngay đầu hiệp 2, khi Chan Siu Kwan đã có 1 pha chạm bóng tinh tế từ một pha bóng bổng đưa trận đấu trở về thế cân bằng.
Chỉ 4 phút sau, UAE lại tái thiết lập thế dẫn trước, khi Zayed Sultan lập công sau liên tiếp những pha dứt điểm. Phút thứ 90, UAE lại một lần nữa được hưởng phạt đền sau sai lầm của cầu thủ bên phía Hồng Kông và trên chấm 11m, Yahya Al-Ghasani thực hiện thành công pha đá phạt, nâng tỉ số lên 3-1 và chấm dứt nỗ lực có điểm của Hồng Kông.
Thắng trận, UAE có 3 điểm và đứng thứ 2 bảng C, trong khi Hồng Kông tạm xếp vị trí thứ 3 với hiệu số -2.
Bảng C: Iran 4-1 Palestine (15/1/2024)
Là một trong những ứng cử viên cho chức vô địch, Iran không quá khó để có được một màn trình diễn tưng bừng trước Palestine, đội tuyển được đánh giá yếu hơn rất nhiều.
Ngay từ phút thứ 2, các cổ động viên Iran đã được ăn mừng nhờ pha lập công của tiền đạo số 10 Karin Ansarifard. Với lối đá tấn công tổng lực, Iran tiếp tục có thêm các bàn thắng vào các phút 12, 38 và 55, trong khi Palestine có pha lập công đầu tiên ở giải đấu vào phút 45 + 6.
Thắng trận tưng bừng, Iran chiếm lấy vị trí thứ nhất bảng C với hiệu số +3, trong khi Palestine còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đi tiếp vào vòng trong.
Bảng D: Việt Nam 2-4 Nhật Bản (14/1/2024)
Mặc dù được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch, nhưng những diễn biến trận đấu Việt Nam 2-4 Nhật Bản được đánh giá là bất ngờ và hấp dẫn nhất cho đến hiện tại.
Dù đã cất một vài trụ cột trên ghế dự bị, Nhật Bản vẫn dễ dàng áp đảo Việt Nam và nhanh chóng cụ thể hóa lợi thế bằng bàn thắng vào phút thứ 10 nhờ công của Takumi Minamino.
Mặc dù bị dẫn trước, nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn thi đấu rất tập trung và không hề nao núng. Hai pha lập công bất ngờ và mang tính chiến thuật của Đình Bắc và Tuấn Hải giúp Việt Nam vươn lên dẫn trước với tỉ số 2-1.
Niềm vui của Việt Nam không kéo dài được bao lâu, khi Nhật Bản nahnh chóng kiểm soát trận đấu và liên tiếp có được 2 bàn thắng, tái lập thế dẫn trước 3-2.
Nhật Bản tiếp tục duy trì thế trận một chiều trong hiệp 2, nhưng cũng chỉ có thêm 1 bàn thắng của cầu thủ vào sân thay người Ayase Ueda để ấn định tỉ số 2-4.
Thắng trận, Nhật Bản dẫn đầu bảng D trong khi Việt Nam buộc phải thắng Indonesia và có điểm trước Iraq nếu muốn đi tiếp.
Bảng D: Indonesia 1-3 Iraq (15/1/2024)
Ở trận đấu còn lại của lượt đấu đầu tiên bảng D AFC Asian Cup 2023, Indonesia mặc dù chơi rất quyết tâm và cố gắng, tuy nhiên vì Iraq vượt trội hơn và từ những sai lầm cá nhân không đáng có, họ đành thua chung cuộc với tỉ số 1-3.
Indonesia tạm xếp cuối bảng D và sẽ chạm trán Việt Nam ở lượt trận thứ 2 sắp tới, trong khi ngôi vị nhất bảng D có thể sẽ được phân định ở ngay trận Iraq gặp Nhật Bản.
Bảng E: Hàn Quốc 3-1 Bahrain
Tương tự như các ứng viên vô địch khác là Nhật Bản và Iran, Hàn Quốc cũng có trọn vẹn 3 điểm ở trận ra quân nhưng chật vật hơn rất nhiều.
Ra sân với đội hình gần như mạnh nhất với ngòi nổ chính là Son Heung-min, Hàn Quốc nhanh chóng áp đảo thế trận nhưng sự vô duyên của hàng công khiến họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Phải đến phút thứ 38, Hàn Quốc mới vươn lên dẫn trước nhờ bản mở tỉ số của Hwang In-beom.
Có được bàn thắng dẫn trước, Hàn Quốc bất ngờ chùng xuống, và bị Bahrain cân bằng tỉ số ở phút thứ 50 nhờ công Abdullah AL Hashash.
Hiệp 2 diễn biến hấp dẫn tuy nhiên Hàn Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trước hàng phòng ngự dày đặc của Bahrain. Phải nhờ vào 2 khoảnh khắc thiên tài của Lee Kang-in, Hàn Quốc mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
Thắng trận, Hàn Quốc vẫn phải đứng ở vị trí thứ 2 bảng E (thua Jordan về hiệu số) trong khi Bahrain tụt xuống vị trí thứ 3.
Bảng E: Malaysia 0-4 Jordan (15/1/2024)
Ở trận đấu còn lại ở bảng E, đại diện của khu vực Đông Nam Á Malaysia đã có trận thua tan nát trước Jordan với tỉ số 0-4.
Mặc dù chỉ là đội tuyển thuộc tầm trung ở châu Á, tuy nhiên với thể hình và sức bềnh vượt trội, Jordan dễ dàng có được 4 bàn thắng vào lưới thủ môn Ahmad Syihan Hazmi, dù họ không cầm bóng quá nhiều.
Thắng trận, Jordan chễm chệ ở vị trí thứ nhất bảng E với hiệu số tốt nhất, trong khi cơ hội đi tiếp của Malaysia là không cao, khi các đối thủ tiếp theo của họ, Bahrain và Hàn Quốc, được đánh giá mạnh hơn Jordan rất nhiều.